Các bệnh thường gặp và cách phòng ngừa bệnh cho gà đá 2024

Trong hoạt động chăn nuôi gà đá thì công việc chăm sóc sức khỏe cho chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì đây là giống có giá trị kinh tế cao. Việc làm thế nào để nhận biết và phòng tránh bệnh cho gà đá luôn là vấn đề mà các kê thủ quan tâm. Trong khuôn khổ nội dung bài viết hôm nay 789Win sẽ giới thiệu đến cho bạn tổng hợp các bệnh thường gặp và cách phòng ngừa bệnh cho gà đá hiệu quả nhất. Hy vọng kiến thức này thực sự hữu ích đối với các sư kê.

7 bệnh thường gặp của gà đá không phải ai cũng biết

Việt Nam thường có khí hậu nồm ẩm nên việc chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn vì đây là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Trước khi tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh cho gà đá thì bạn cần hiểu 7 bệnh điển hình thường gặp nhất của gà chọi bao gồm:

Bệnh thường gặp của gà đá không phải ai cũng biết
Bệnh thường gặp của gà đá không phải ai cũng biết

Tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng từ lâu đã trở thành một căn bệnh phổ biến của gia cầm nói chung và của gà đá nói riêng, nó thường gây nên bởi vi khuẩn Pasteurella Multocida. Bệnh bộc phát nhiều nhất tại thời điểm mà thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gà, khiến cho chúng bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, còi cọc, tiêu chảy và có dịch nhầy chảy từ mũi miệng xuống làm sức đề kháng suy giảm.

Viêm phế quản

Viêm phế quản trên gà đá do Coronavirus gây ra trong trường hợp gà được bổ sung dinh dưỡng kém hoặc gà bị stress. Bệnh này có triệu chứng khá đặc trưng là chán ăn, thở khò khè, lông cánh xơ xác, liên tục hắt hơi và có xu hướng nằm túm tụm lại phía dưới nguồn nhiệt với thời gian ủ bệnh từ 18 – 36h

Hô hấp mãn tính

Bệnh hô hấp mãn tính của gà đá do virus Mycoplasma gây ra qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc qua trứng từ gà khỏe mạnh & gà nhiễm bệnh. Bệnh làm gà đá chảy nước mũi, sưng mặt, viêm xoang, giảm ăn, giảm sức đề kháng, kém ăn chậm lớn,… Hơn nữa bệnh là cơ hội để những loại virus gây bệnh khác có cơ hội xâm nhập khiến bệnh tiến triển nặng và kéo dài hơn.

Hô hấp mãn tính ở gà đá
Hô hấp mãn tính ở gà đá

Đậu gà

Bệnh đậu gà là một trong những căn bệnh có biểu hiện tương đối rõ rệt là hình dạng và kích thước các hạt mụn tương tự giống hạt đầu tại các bộ phận điển hình như đầu, miệng, mắt gà. Bệnh này khiến gà bị khó khăn mỗi khi ăn uống, quan sát và tiêu hóa, để lâu rất dễ khiến sức khỏe bị tụt giảm nghiêm trọng.

Với thể ngoài da thì các mụn đậu sẽ mọc tại các vùng không lông và xung quanh mắt, có đôi khi mọc cả ở da trong cánh, chân và hậu môn. Nếu mụn tại khóe mắt có thể khiến gà bị viêm kết mạc hoặc không thể mở mắt được. Còn ở thể niêm mạc thì trong khóe miệng, hầu họng và thanh quản xuất hiện mảng màu vàng hoặc trắng mà khi gạt đi thì để lại nốt loét đỏ tại tầng niêm mạc.

Dịch tả

Bệnh dịch tả của gà chọi còn được gọi là bệnh gà rù, bệnh Newcastle,… gây ra trực tiếp bởi virus Paramyxovirus serotype. Bệnh này khiến cho gà bị khó thở, ho liên tục, bỏ ăn, xù lông và gục đầu. Đặc biệt phân gà sẽ có màu trắng hoặc xanh dạng lỏng lẫn cả máu. Trong trường hợp không nhận biết kịp thời, để bệnh kéo dài thì gà chọi rất dễ bị ngoẹo đầu, liệt chân, đi đứng khó khăn. 

Dịch tả ở gà đá
Dịch tả ở gà đá

Viêm ruột hoại tử

Bệnh viêm ruột hoại tử gây ra ra vi khuẩn Clostridium Perfringens nhóm A và C. Khi không may mắc phải loại vi khuẩn này thì gà đá thường có biểu hiện đi ngoài ra máu, trong phân có chứa lượng chất nhầy lớn với màu vàng trắng pha cùng sợi máu. Ngoài ra gà đá thường bị bỏ ăn và chết đột ngột. Đặc biệt việc chữa trị bằng thuốc tiêu chảy hoàn toàn không mang lại bất kỳ kết quả nào.

Nấm mốc ở gà đá

Nấm mốc ở da hay nấm ở họng cũng là một căn bệnh thường gặp của những chú gà đá gây ra bởi các loại nấm Trichophyton Gallinae. Bệnh hình thành trong điều kiện môi trường sống không được đảm bảo hay quá trình vệ sinh sơ sài chưa đúng cách.

Theo đó, gà đá có xu hướng bị nấm mốc cao hơn so với gà thịt vì chúng hay được sư kê cắt tỉa lông thường xuyên khiến cho lớp da lộ ra ngoài, không được bảo vệ như trước. Một khi tỉa lông rồi thì sức đề kháng của da cũng bị kém hơn rất nhiều. 

Nấm mốc ở gà đá
Nấm mốc ở gà đá

Triệu chứng điển hình của bệnh nấm mốc gà đá là bạn nhận thấy chúng hay rỉa lông ngực và lông cánh thường xuyên, vùng da khu vực đầu, mào tích, cổ hoặc toàn thân có vảy nhỏ màu trắng tạo thành đám nấm sần sùi màu trắng như có bột trắng phủ lên vậy. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan sang các vùng khác và ngày một trầm trọng hơn.

Cách phòng ngừa bệnh cho gà đá hiệu quả nhất

Một khi gà đá mắc bệnh sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sức khỏe của chúng và gây thiệt hại kinh tế cho các sư kê. Vì vậy việc phòng ngừa bệnh cho gà đá, đặc biệt là thời điểm giao mùa là việc cực kỳ quan trọng. Sau đây là 4 cách phòng ngừa phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Dọn dẹp, vệ sinh sạch khu vực chuồng gà

Đây là yếu tố tiên quyết trong việc phòng ngừa bệnh cho gà đá. Cụ thể chuồng trại nuôi gà cần đảm bảo sự sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo và có đầy đủ oxy. Đồng thời bạn phải loại bỏ phân cũng như thay đổi lót chuồng để ngừa bệnh sốt xuất huyết và bệnh E.Coli ở gà đá. Và cần xử lý chất thải khoa học và định kỳ sát khuẩn quanh khu vực chuồng trại.

Dọn dẹp, vệ sinh sạch khu vực chuồng gà
Dọn dẹp, vệ sinh sạch khu vực chuồng gà

Ngoài ra đàn gà đá cần được nuôi tại mật độ vừa phải, không quá dày. Gà con nên cân nhắc lựa chọn từ những đơn vị cung cấp giống uy tín, rõ ràng nhằm đảm bảo sức khỏe với chất lượng giống tốt.

Tiêm vacxin cho gà đá đầy đủ

Tiêm vacxin cũng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả đối với gà đá. Theo đó các sư kê cần theo dõi lịch và thực hiện tiêm đầy đủ vacxin cho đàn gà đá của mình để đảm bảo chúng được tiêm đúng liều, đúng thời điểm và đặc biệt là dùng thuốc chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng.

Dùng thuốc phòng ngừa bệnh cho gà đá hợp lý

Nhằm đảm bảo sức đề kháng tối ưu cho đàn gà đá cũng như phòng ngừa tối ưu bệnh nhiễm khuẩn, bên cạnh việc cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ vitamin, khoáng chất, rau xanh, chất đạm thì việc dùng thuốc thú ý đảm bảo chất lượng là điều quan trọng. Bạn nên chọn những dòng thuốc phù hợp để cải thiện đề kháng, tăng cường sức khỏe và ngừa bệnh hiệu quả, nhất là thời điểm giao mùa.

Dùng thuốc phòng ngừa bệnh cho gà đá hợp lý
Dùng thuốc phòng ngừa bệnh cho gà đá hợp lý

Theo dõi sát tình trạng bệnh của gà đá

Người nuôi cần theo dõi sát sao để bắt được tình hình và phòng ngừa bệnh cho gà đá. Qua đó nếu có biểu hiện của bệnh cần thực hiện cách ly, đưa ra phương án chữa trị kịp thời để không làm lây lan sang những con khác. Nếu như trường hợp có nhiều gà đá  mắc bệnh hoặc bị chết thì chủ nuôi phải báo ngay cho trạm thú ý của địa phương để nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn xử lý an toàn, hiệu quả.

Trên đây là tổng hợp các cách phòng ngừa bệnh cho gà đá hiệu quả nhất mà chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ để gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Giúp bạn trang bị cho mình những kiến thức hữu ích cũng như cập nhật cách chăm sóc đàn gà đá của mình thật hiệu quả. Qua đó đảm bảo đàn gà đá luôn khỏe mạnh để có những trận đấu thật đỉnh cao, mang về thắng lợi lớn.

XEM THÊM: CHIA SẺ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ LUYỆN TẬP CHO GÀ CHIẾN 2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *